Nợ xấu ngân hàng – Cần làm gì để giảm thiệt hại

Nợ xấu ngân hàng trong những năm gần đây đang dần trở lên phổ biến. Khi bị rơi vào hoàn cảnh mất khả năng thanh toán, tổ chức, cá nhân thường tìm đến các công ty luật để nhờ tư vấn. Bên cạnh đó, không ít các trường hợp tự dưng mắc nợ do quá tin người khác hoặc bị lừa đảo. Đứng trước nguy cơ rơi vào cảnh nợ nần bị mất nhà, mất xe, … dính vào kiện tụng nhiều người vẫn chưa biết cần làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân. Vậy tổ chức, cá nhân cần làm gì để bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình khi bị xử lý nợ xấu? Bạn có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

I. Bị xử lý nợ ngân hàng là gì?

Khi tổ chức, cá nhân có các khoản vay quá hạn, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý khoản nợ. Về nguyên tắc việc. Việc thu hồi nợ được thực hiện qua nhiều biện pháp như: Thu giữ tài sản, khởi kiện ra tòa án, phát mại tài sản,… với nguyên tắc thu hồi nhanh nhất với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Trong quá trình xử lý nợ ngân hàng, người vay nợ và người thân của họ chịu rất nhiều sức ép từ các cơ quan khác nhau cũng như stress theo đuổi vụ việc kéo dài rất mệt mỏi nhưng cuối cùng vẫn phải mất nhà, mất xe nhưng nợ vẫn còn đó.

II. Người vay nợ gặp áp lực gì khi bị xử lý nợ ngân hàng?

Việc quá hạn thanh toán khiến khoản vay trở thành nợ xấu là điều không ai muốn xảy ra, để thu hồi khoản nợ, các tổ chức tín dung sử dụng nhiều nghiệp vụ khác nhau. Điều đó khiến người mắc nợ gặp những áp lực như:

  • Bản thân, gia đình chịu sức ép lớn từ tổ chức cho vay, Tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Luôn lo lắng có nguy cơ mất nhà, mất xe, bị thu hồi các tài sản khác để thanh toán khoản vay;
  • Không còn khả năng tiếp tục vay vốn tại các tổ chức tín dụng, công ty tài chính khác;
  • Nhiều trường hợp bị xử lý nợ mất nhà, mất xe nhưng khoản nợ vẫn không hết mà tiếp tục bị thu hồi các tài sản khác để trả nợ;
  • Tâm lý ngại ngùng, xấu hổ và suy giảm uy tín xã hội;
  • Bị ngăn chặn, phong tỏa tài sản, không thể thực hiện các giao dịch;
  • Hao tốn thời gian, tiền bạc theo đuổi vụ việc tại Tòa án và cơ quan khác.

Bên cạnh đó, nhiều người không vay nợ nhưng tự nhiên mắc nợ, loay hoay tự giải quyết nhưng không giải quyết được. Găp những khó khăn ở trên, nhiều người quyết định trốn tránh, bỏ mặc khoản nợ để các Ngân hàng, công ty tài chính tự xử lý khoản vay. Như vậy, việc thờ ơ trước khoản nợ của mình chính người vay đã phó mặc số phận phận tài sản cả đời mình tích góp. Điều này khiến quyền và lợi ích của người nợ bị xâm phạm, đã khó khăn về tài chính nay càng bị kiệt quệ hơn còn các Ngân hàng, công ty tài chính sẽ tối đa số tiền thu nợ.

Xem thêm: Xin giấy phép mở phòng tập thể hình ở Hà Nội

III. Làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị ngân hàng xử lý nợ

Người mắc nợ có thể thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Cụ thể như:

  • Yêu cầu kéo dài thời gian trả nợ;
  • Đề nghị miễn/giảm lãi;
  • Đề nghị thay thế tài sản đảm bảo;
  • Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi của bản thân;
  • Tố giác hành vi sai phạm của cán bộ ngân hàng, người khác có liên quan.

Để làm được điều đó, người mắc nợ phải hiểu rõ quyền, lợi ích chính đáng của mình và am hiểu các quy định pháp luật, tích cực, chủ động xử lý sớm nhất khoản vay thông qua sự hỗ trợ của Luật sư có kinh nghiệm.

IV. Dịch vụ xử lý nợ ngân hàng của công ty luật

Nhiều khách hàng bị nợ xấu đã liên hệ đến chúng tôi nhờ tư vấn khi bị ngân hàng xử lý, thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc của khách hàng gặp phải, cũng như sự am hiểu pháp luật về xử lý nợ cùng kinh nghiệm nhiều năm tư vấn, giải quyết các khoản nợ tại các ngân hàng, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn, xử lý nợ xấu với nguyên tắc “Có Vay Có Trả” nhưng cam kết:

  • Số tiền phải trả là ít nhất có thể;
  • Thời gian giải quyết nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất; Có thể giữ lại được tài sản như nhà, xe, …;
  • Miễn giảm lãi mức cao nhất, xóa nợ với phần dư nợ còn lại nếu đã xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay;
  • Bảo mật thông tin người vay nợ;
  • Quý khách hàng an tâm thực hiện các công việc, sinh hoạt hàng ngày không bị làm phiền bởi các nhân viên xử lý nợ;
  • Tuân thủ quy định pháp luật.

Công ty luật ATOZ có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu quy định pháp luật thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với ngân hàng, Tòa án, cơ quan thi hành án,… và các tổ chức, cá nhân liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.