Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hệu là dấu hiệu để phân biệt các loại hàng hóa dịch vụ khác với nhau. Do đó, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được coi là công việc quan trọng nhất trước khi đem sản phẩm ra thị trường. Ở bài viết này, chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo quy định pháp luật VN

1. Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.

Trước khi thực hiện việc nghiên cứu, nghĩ tên và thiết kế thương hiệu, nhãn hiêu, chúng ta cần phải biết được các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu – bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Nếu không nhận biết được các yếu tố này chúng ta có thể sẽ nghĩ sai và tốn chi phí cho việc thiết kế, trong khi nhãn hiệu đó lại không được bảo hộ trong thực tế.

Để tránh được các sai lầm này, chúng ta cần nắm bắt được các điểm cốt yếu như sau:

a. Nhãn hiệu không được mang tính mô tả sản phẩm/dịch vụ mà nó đăng ký bảo hộ: Để tiện hình dung, chúng ta có thể lấy ví dụ:

Nhãn hiệu: Gạo Ngon, Phở Ngon, Quán Ngon, Thẩm Mỹ Viện Đẹp, Hàng Tốt,….Đây đều là các tính từ mô tả sản phẩm/dịch vụ, về bản chất sẽ không được bảo hộ độc quyền cho bất kỳ ai. Vì nếu được bảo hộ độc quyền thì không ai có thể sử dụng các từ này => Điều này tạo ra sự không công bằng cho các chủ thể khác.

b. Nhãn hiệu không được không được trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã nộp đơn trước đó cho cùng một nhóm sản phẩm/dịch vụ hoặc các nhóm có liên quan. 

Ví dụ: Nhãn hiệu “Lavie” đã được bảo hộ cho các sản phẩm nước đóng chai (Nhóm 32), chúng ta sẽ không thể đăng ký bảo hộ từ “Lavie” (trùng) hoặc “Lavi” hoặc “Lavy” hoặc “Lavii”,…cho các sản phẩm tương tự vì như vậy sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc (nói rõ hơn là cố tình làm giống để người tiêu dùng nhẫm lẫn và mua nhầm sản phẩm). Chúng ta lưu ý, nhãn hiệu tương tự cũng không được bảo hộ, không chỉ trùng.

Tuy nhiên, nếu chúng ta đăng ký từ “Lavie” cho sản phẩm oto, xe máy hoặc Máy khoan,…nếu chưa có ai đăng ký cho các nhóm này thì vẫn có khả năng bảo hộ. 

Để kiểm tra được nhãn hiệu có trùng hay tương tự với nhãn khác hay không, chúng ta sẽ thực hiện Tra cứu. Quy trình thủ tục tra cứu vui lòng xem tại phần dưới của bài viết này.

c. Một số trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ khác:

  • Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.
  • Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
  • Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.

2. Tiến hành tra cứu và thực hiện đăng ký nhãn hiệu 

Trước khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu thì quý khách hàng cần phân loại hàng hóa/dịch vụ đăng ký của mình theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ. Theo bảng phân loại quốc tế Ni-xơ có tất cả 45 nhóm, trong đó từ nhóm 1 – nhóm 34 là nhóm hàng hóa; từ nhóm 34 – nhóm 45 là nhóm dịch vụ. Do đó, việc phân loại chính xác hàng hóa/dịch vụ theo phân loại quốc tế là cơ sở để tiến hành tra cứu và đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây, Atoz Law sẽ chia sẻ các bước thực hiện đăng ký nhãn hiệu NHANH CHÓNG và CHÍNH XÁC NHẤT.

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu độc quyền (Không bắt buộc)

Bước tra cứu giúp giảm thiểu rủi ro nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ sau một thời  gian dài chờ đợi. Để nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới mất rất nhiều thời gian và chi phí. Thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền logo thương hiệu sản phẩm tối thiểu là 12 tháng.

Việc tra cứu nhãn hiệu không bắt buộc nhưng lại là bước quan trọng nhất giúp Khách hàng đánh giá được hơn 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu mà mình nghĩ ra.

Thời gian tra cứu:

Bước Thực hiện bởi Thời gian Phí dịch vụ
Tra cứu sơ bộ (chỉ áp dụng nhãn hiệu chữ, không áp dụng nhãn hiệu hình) Luật Atoz 01 ngày – Miễn phí 02 lần đầu- 150.000đ/nhóm/lần (từ lần 3 trở đi)
Tra cứu chuyên sâu (áp dụng cả nhãn hiệu chữ và hình) Chuyên gia Cục SHTT 03-05 ngày 500.000đ/nhóm/lần tra cứu

+ Tra cứu sơ bộ: là tra cứu nhãn hiệu/thương hiệu/logo dựa trên dữ liệu mà Luật Atoz được Cục SHTT cung cấp và của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tuy nhiên, các dữ liệu này là những dữ liệu được cập nhật trước thời điểm tra cứu từ 6-10 tháng nên không đầy đủ và chính xác.

+ Tra cứu chuyên sâu: Sau khi thực hiện tra cứu sơ bộ, nếu Luật Atoz xác định rằng nhãn hiệu/logo/thương hiệu độc quyền có khả năng đăng ký, Bạn nên tiếp tục thực hiện tra cứu chuyên sâu.

Việc tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm nhất tại Cục SHTT (cộng tác viên của Luật Atoz), kết quả tra cứu sẽ chính xác và đầy đủ hơn so với tra cứu sơ bộ.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định

  • Thẩm định hình thức01 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố đơn hợp lệ02 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Như vậy, tổng thời gian tối thiểu để nhãn hiệu được xem xét cấp bằng là 12 tháng. Tuy nhiên, do thực tế lượng đơn ở cục SHTT quá tải nên thời gian xử lý thông thường sẽ từ 18 – 30 tháng.

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, logo độc quyền

  • Giấy uỷ quyền (theo mẫu của Luật Atoz)
  • 09 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thông thường, nếu khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần cung cấp thêm hồ sơ như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu và Gia hạn.

  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký.
  • Gia hạn: Hết hạn 10 năm chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục gia hạn. Mỗi lần gia hạn sẽ được bảo hộ thêm 10 năm (không giới hạn số lần gia hạn). Chủ sở hữu có quyền thực hiện thủ tục gia hạn bảo hộ nhãn hiệu trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi hết hạn bảo hộ.

5. Một số lưu ý về nhãn hiệu:

  • Cá nhân/pháp nhân nước ngoài muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Việt Nam không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải thực hiện thông qua 1 Công ty đại diện sở hữu công nghiệp được Cục SHTT công nhận;
  • Nhãn hiệu sau khi được cấp bằng, nếu không sử dụng trong 05 năm liên tiếp có thể sẽ bị hủy bỏ hiệu lực nếu có bất kỳ bên thứ ba nào yêu cầu và có bằng chứng chứng minh;

6. Những thắc mắc thường gặp?

– Chủ thể nào được quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

  • Cá nhân, tổ chức Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài. ( Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài mà muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký thông qua các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ như Công ty Luật Hùng Sơn).

– Tra cứu nhãn hiệu để làm gì?

Việc tra cứu để xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có tương tư như các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay là không? Đồng thời việc đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp văn bằng bảo hộ hay là không?

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn thủ tục, quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Luật Atoz. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ  trợ giải đáp.