Thỏa thuận chế độ tài sản trước hôn nhân hoặc Cam kết tài sản riêng đúng luật

Hiện nay, việc hai bên nam nữ thỏa thuận về chế độ tài sản trước khi kết hôn dường như chưa được quan tâm và thực hiện. Nhiều người được hỏi về việc sẽ ký kết hợp đồng tiền hôn nhân hay không thì gần như tất cả KHÔNG đồng ý vì cho rằng vợ, chồng khi bước vào hôn nhân thì nên tin tưởng nhau, không nên phân định quá rạch ròi tài sản riêng của mỗi người.

Tuy nhiên, quá trình chung sống chính bản thân vợ, chồng đã thực hiện Văn bản cam kết tài sản riêng thật đau buồn (một loại của Thỏa thuận chế độ tài sản nhưng hẹp hơn), hoặc quá trình chung sống nảy sinh những bất đồng và họ nghĩ đến việc ly hôn, chia tài sản. Và mặc dù họ chẳng ký kết gì cả nhưng vẫn vướng vào các tranh chấp tài sản kéo dài mất rất nhiều chi phí cho Luật sư, tòa án, thi hành án, …Thậm chí là tranh giành tài sản gay gắt dẫn đến những vụ ly hôn tốn giấy mực, kéo dài nhiều năm làm tất cả đều mệt mỏi.

Vấn đề còn lại là quan điểm, có thể chưa có tài sản hoặc tài sản có giá trị nhỏ tôi không quan tâm nhưng ai mà biết được tương lai nó nảy nở như thế nào nên thôi mặc kệ.

Thỏa thuận chế độ tài sản các nước phương tây họ làm rất phổ biến. Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân cũng được người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam quan tâm khá nhiều, bởi sau nhiều vụ ly hôn người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam họ trắng tay về tài sản. Và những năm gần đây ở Việt Nam khá phổ biến trong giới người nổi tiếng tồn tại cái gọi là hợp đồng hôn nhân.

Tất nhiên, hợp đồng hôn nhân chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và nó là cái rộng lớn hơn Thỏa thuận chế độ tài sản trước hôn nhân, nhưng nó cũng bao gồm các thỏa thuận về nguyên tắc xác định tài sản chung riêng, nguyên tắc phân chia và quyền định đoạt với các loại tài sản này. Như vậy, Thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn rõ ràng không xấu mà ngược lại nó rất có ích khi xảy ra các trường hợp xấu trong hôn nhân.

Vậy nên tôi cho rằng, việc thỏa thuận về chế độ tài sản trước khi kết hôn là cần thiết và giúp cho vấn đề kinh tế trong hôn nhân được rõ ràng, tránh được các mặt tiêu cực như chúng ta vẫn nói kết hôn vì TIỀN. Tuy nhiên, với những người đã kết hôn rồi họ không có cơ hội để Thỏa thuận chế độ tài sản nữa, mà họ chỉ có thể thỏa thuận từng lần với tài sản họ có dưới dạng rất phổ biến là Cam kết tài sản riêng.

Đa số cho rằng Cam kết tài sản riêng được công chứng, chứng thực là tài sản đó của riêng họ và Tòa án cũng khá ủng hộ quan điểm này. Trên thực tế, các Tòa án vẫn xem xét chứng cứ do các bên cung cấp nhưng thường lại đánh giá các chứng cứ này “chưa đủ mạnh” để bác bỏ được Văn bản cam kết tài sản riêng trước đó. Bởi văn bản được công chứng, chứng thực hợp pháp có giá trị không cần chứng minh.

Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức của Cam kết, còn nội dung cam kết đó có chính xác không thì tùy thuộc vào bằng chứng bên còn lại cung cấp ví dụ: Nguồn tiền mua tài sản từ đâu có, bằng chứng chuyển tiền cho vợ, chồng thanh toán, … cần được lưu giữ nhưng ít người còn bằng chứng này.

Việc một người đưa ra một lời cam kết rằng tài sản là của người vợ hoặc người chồng là khẳng định một sự thật đã tồn tại chứ không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của bất kỳ chủ thể nào. Nếu tài sản đó là tài sản chung thì nội dung văn bản này không thể làm chấm dứt quyền sở hữu của một bên vợ/chồng được. Do đó, văn bản Cam kết tài sản riêng của vợ, chồng không phải là một giao dịch dân sự để khẳng định tài sản đó là của ai. Chúng ta hiểu Tổ chức công chứng chỉ xác thực chữ ký trên đó chứ không xác nhận nội dung cam kết.

Thỏa thuân chế độ tài sản trước hôn nhân hay Cam kết tài sản riêng để có hiệu lực đều cần đủ các điều kiện:

  • Chủ thể đủ điều kiện năng lực hành vi;
  • Tự do, tự nguyện, không bị cưỡng bức;
  • Hình thức của Văn bản phù hợp quy định pháp luật;
  • Không nhằm mục đích: tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Nhưng các thỏa thuận này có thể không có hiệu lực nếu không để ý vấn đề liên quan đến tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc tài sản riêng là nơi ở duy nhất của gia đình, nó vi phạm một trong các quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Chúng ta có thể tham khảo thêm các trường hợp Tòa án quyết định tuyên bố Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được dẫn chứng cụ thể tại Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Vậy tại sao chúng ta không Thỏa thuận về chế độ tài sản sớm hơn? Và làm sao ký Thỏa thuân chế độ tài sản đúng luật?

Thực tế, Công ty Luật TNHH ATOZ đã bảo vệ thành công nhiều khách hàng Việt Nam, Hàn Quốc trong các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản, cụ thể là khách hàng đã ký Cam kết tài sản riêng. Sau các vụ án này, bài học các khách hàng rút ra là tại sao lúc trước khi kết hôn không ký Thỏa thuận chế độ tài sản và họ giới thiệu các trường hợp bạn bè, người thân mà họ biết cho chúng tôi. Mọi thắc mắc của Quý khách hàng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

1/ Trụ sở: 804 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

2/ Chi nhánh: Phố Chợ Đầu, TP.Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

  • Số điện thoại: 0343107752

3/VPDD: 100 Văn Cao, Ngô Quyền, Hải Phòng

  • Số điện thoại: 0868618001